Phản ứng xung quanh toàn cầu hoá Toàn_cầu_hóa

Chống toàn cầu hoá

Bài chi tiết: Chống toàn cầu hoá

Các nhà hoạt động xã hộilợi ích cộng đồng coi một số khía cạnh của toàn cầu hoá là nguy hại. Phong trào này không có tên gọi thống nhất. "Chống toàn cầu hoá" là thuật ngữ mà báo chí hay dùng nhất. Ngay chính các nhà hoạt động xã hội như Noam Chomsky đã cho rằng tên này không có ý nghĩa gì cả vì mục tiêu của phong trào là toàn cầu hoá sự công bằng. Trên thực tế, có một tên phổ biến là "phong trào đòi công bằng toàn cầu". Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng tập hợp dưới khẩu hiệu "có thể có một thế giới khác", từ đó ra đời những tên gọi như altermondisme hay altermondialisation, đến từ tiếng Pháp.

Có rất nhiều kiểu "chống toàn cầu hoá" khác nhau. Nói chung, những phê phán cho rằng kết quả của toàn cầu hoá hiện không phải là những gì đã được hình dung khi bắt đầu quá trình tăng cường thương mại tự do, cũng như nhiều tổ chức tham gia trong hệ thống toàn cầu hoá đã không xét đến lợi ích cho các nước nghèo cũng như giới lao động.

Các lý luận kinh tế của các nhà kinh tế theo học thuyết thương mại công bằng thì cho rằng thương mại tự do không giới hạn chỉ đem lại lợi ích cho những ai có tỷ lệ vốn lớn (v.d. người giàu) mà không hề quan tâm đến người nghèo.

Nhiều nhà hoạt động xã hội "chống toàn cầu hoá" coi toàn cầu hoá là việc thúc đẩy chương trình nghị sự của những người theo chủ nghĩa tập đoàn, một chương trình này nhằm mục tiêu giới hạn các quyền tự do cá nhân dưới danh nghĩa lợi nhuận. Họ cũng cho rằng sự tự chủ và sức mạnh ngày càng tăng của các tập đoàn dần dần hình thành nên các chính sách chính trị của nhà nước quốc gia.

Một số nhóm "chống toàn cầu hoá" lý luận rằng toàn cầu hoá chỉ đơn thuần là hình thức đế quốc, là một trong những lý do căn bản dẫn đến chiến tranh Iraq và là cơ hội kiếm tiền của Mỹ hơn là các nước đang phát triển.

Một số khác cho rằng toàn cầu hoá áp đặt một hình thức kinh tế dựa trên tín dụng, kết quả là dẫn tới các nợ nần và khủng hoảng nợ nần chồng chất không tránh khỏi.

Sự phản đối chủ yếu nhắm vào sự toàn cầu hoá không kiểm soát (như trong các chủ nghĩa tân tự dotư bản tự do tuyệt đối) do các chính phủ hay các tổ chức gần như chính phủ (như Quỹ tiền tệ quốc tếNgân hàng thế giới) chỉ đạo và không chịu trách nhiệm đối với quần chúng mà họ lãnh đạo mà thay vào đó gần như chỉ đáp ứng lợi ích của các tập đoàn. Rất nhiều các cuộc hội thảo giữa các vị bộ trưởng tài chính và thương mại các nước trong trục toàn cầu hoá đã gặp phải những phản kháng rầm rộ, đôi khi cũng có bạo lực từ các đối tượng chống đối "chủ nghĩa toàn cầu tập đoàn".

Phong trào này quy tụ nhiều thành phần, bao gồm các nhóm tín ngưỡng, các đảng phái tự do dân tộc, các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động vì môi trường, các hiệp hội nông dân, các nhóm chống phân biệt chủng tộc, các nhà chủ nghĩa xã hội tự do và các thành phần khác. Đa số theo chủ nghĩa cải cách (hay ủng hộ chủ nghĩa tư bản nhưng mang tính nhân bản hơn) và một thiểu số tương đối thuộc thành phần cách mạng (ủng hộ một hệ thống nhân bản hơn chủ nghĩa tư bản). Nhiều người đã chê trách sự thiếu thống nhất và định hướng của phong trào, tuy nhiên một số khác như Noam Chomsky thì cho rằng sự thiếu tập trung hoá kiểu này trên thực tế có thể lại là một sức mạnh.

Những người phản đối bằng phong trào công bằng toàn cầu đã tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế lớn ở những thành phố nhỏ thay vì những trung tâm đô thị lớn như trước đây.

Phân bố GDP toàn cầu, 1989
Thành phần dân sốThu nhập
20% giàu nhất82.7%
20% thứ hai11.7%
20% thứ ba2.3%
20% thứ tư2.4%
20% nghèo nhất0.2%

Nguồn: United Nations Development Program. 1992 Human Development Report[2]

Ủng hộ toàn cầu hoá (chủ nghĩa toàn cầu)

Những người ủng hộ toàn cầu hoá dân chủ có thể được gọi là những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu. Họ cho rằng giai đoạn đầu của toàn cầu hoá là hướng thị trường, và sẽ được kết thúc bởi giai đoạn xây dựng các thiết chế chính trị toàn cầu đại diện cho ý chí của toàn thể công dân thế giới. Sự khác biệt giữa họ với những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu khác là họ không định nghĩa trước bất kỳ hệ tư tưởng nào để định hướng ý chí này, mà để cho các công dân được tự do chọn lựa thông qua một tiến trình dân chủ.

Những người ủng hộ thương mại tự do dùng các học thuyết kinh tế như lợi thế so sánh để chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một sự phân phối tài nguyên hiệu quả hơn, với tất cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm lợi ích từ thương mại. Thương mại tự do sẽ cho những nhà sản xuất tại các nước một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó đem lại lợi ích cho người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa nguồn nhân công trên toàn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn. Toàn cầu hoá đối với những người ủng hộ dường như là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế cho số đông. Chính từ điều này mà họ chỉ nhìn thấy trong sự truyền thông hoá khái niệm "toàn cầu hoá" một cố gắng biện minh đầy cảm tính và không duy lý của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế.

Những người ủng hộ chủ nghĩa tự do cá nhân và những người ủng hộ chủ nghĩ tư bản tự do tuyệt đối cho rằng mức độ tự do cao về kinh tế và chính trị dưới hình thức dân chủchủ nghĩa tư bản ở phần thế giới phát triển sẽ làm ra của cải vật chất ở mức cao hơn. Do vậy họ coi toàn cầu hoá là hình thức giúp phổ biến nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản.

Họ phê phán phong trào chống toàn cầu hoá chỉ sử dụng những bằng chứng vụn vặt để biện minh cho quan điểm của mình, còn họ thì sử dụng những thống kê ở quy mô toàn cầu. Một trong những dẫn chứng này là tỉ lệ phần trăm dân chúng ở các nước đang phát triển sống dưới mức 1 đôla Mỹ (điều chỉnh theo lạm phát) một ngày đã giảm một nửa chỉ trong hai mươi năm[3]. Tuổi thọ gần như tăng gấp đôi ở các nước đang phát triển kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai và bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển nơi ít có sự cải thiện hơn. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm ở các khu vực đang phát triển trên thế giới[4]. Bất bình đẳng trong thu nhập trên toàn thế giới nói chung đang giảm dần[5].

Nhiều người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng phản đối Ngân hàng thế giớiQuỹ tiền tệ quốc tế với lý luận rằng những tổ chức này đều tham ô, quan liêu do các nhà nước kiểm soát và cung cấp tài chính, chứ không phải các tập đoàn kinh doanh. Nhiều khoản cho vay chỉ đến tay những lãnh đạo độc tài không thực hiện bất kỳ một cải cách nào, rốt cuộc chỉ dân thường là những người phải trả những khoản nợ này về sau. Một số nhóm đặc biệt như các liên đoàn thương mại của thế giới phương Tây cũng phản kháng sự toàn cầu hoá vì mâu thuẫn quyền lợi.

Tuy nhiên, thế giới ngày càng chia sẻ những vấn đề và thách thức vượt qua khỏi quy mô biên giới quốc gia, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, và như vậy phong trào được biết đến trước đây với tên gọi phong trào chống toàn cầu hoá từ nay đã biến thành một phong trào chung của các phong trào vì toàn cầu hoá; họ tìm kiếm, thông qua thử nghiệm, các hình thức tổ chức xã hội vượt qua khỏi khuôn khổ nhà nước quốc gia và nền dân chủ đại diện. Do đó, cho dù các lý lẽ của phe chống toàn cầu hoá lúc ban đầu có thể bị bác bỏ thông qua các thực tế về quốc tế hoá như ở trên, song sự xuất hiện của một phong trào toàn cầu là không thể chối cãi và do đó chúng ta có thể nói về một tiến trình thực sự hướng tới một xã hội nhân bản ở quy mô toàn cầu của tất cả các xã hội.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Toàn_cầu_hóa http://www.amazon.com/Globalization-Short-History-... http://www.amazon.com/International-legal-personal... http://www.bcg.com/globality http://www.bepress.com/til/default/vol9/iss2/art4/ http://www.cerclesliberaux.com/newsite/newcercles/... http://www.foreignpolicy.com/story/files/story2493... http://www.gavinkitching.com/africa_3.htm http://www.globalpolitician.com/articles.asp?ID=32... http://www.novapublishers.com/ http://www.oup.com/us/catalog/general/subject/Econ...